Thiết Kế Nhà Khung Thép 2 Tầng Hiện Đại Và Tiết Kiệm
Nhắc tới thiết kế nhà ở hiện đại không thể không nhắc tới nhà khung thép 2 tầng đang rất phổ biến hiện nay. Vậy cấu trúc nhà và ưu điểm của loại kiến trúc này là gì? Cùng Thép An Khánh khám phá chi tiết về thiết kế nhà khung thép 2 tầng ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về nhà khung thép 2 tầng
Khung nhà thép 2 tầng là một loại công trình xây nhà ở được xây dựng từ vật liệu thép với hai tầng chính. Trong đó, bộ khung thép đóng vai trò quan chính trong việc cung cấp độ bền, độ ổn định và chịu lực của toàn bộ ngôi nhà.
Khác với với kiến trúc truyền thống làm từ vật liệu gạch, hay bê tông cốt thép, nhà khung thép 2 tầng được sử dụng đa phần từ hệ thống khung chính bằng thép. Thông thường, khung nhà thép hai tầng thường có kết cấu chính bao gồm phần cột, dầm và xà ngang được làm từ thép. Các bộ phận này kết hợp với nhau tạo thành một bộ khung kết cấu vững chắc, chịu lực cho toàn bộ công trình.
Với các ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ, khả năng chịu lực tốt và chi phí thấp, nhà khung thép hai tầng đang rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở cũng như các công trình thương mại hiện nay.
2. Cấu trúc nhà khung thép 2 tầng
Mỗi thành phần cấu trúc của nhà khung thép 2 tầng được thiết kế và thi công để đảm bảo độ bền, tính ổn định và khả năng chịu lực tốt. Dưới đây, Thép An Khánh sẽ mô tả chi tiết về cấu trúc tới nhà thầu:
- Khung thép chính: là cấu trúc chịu lực cơ bản và quan trọng nhất trong các công trình nhà khung thép, đặc biệt là các ngôi nhà khung thép hai tầng. Khung thép chính là bộ phận chịu tải trọng cũng như phân phối tải trọng của công trình, đảm bảo ngôi nhà đứng vững trước tác động từ môi trường như mưa, gió và động đất. Khung thép chính bao gồm các thành phần cụ thể sau
- Cột thép: Cột thép là các cột thép hình chữ H, chữ I, chữ U hoặc hình ống tròn được đặt dọc tại các vị trí góc và giữa các tường. Cột thép không chỉ có nhiệm vụ chịu tải trọng từ các tầng trên và truyền tải trọng này xuống nền móng mà còn đảm bảo sự ổn định và bền vững cho toàn bộ công trình.
- Dầm thép: là bộ phận kết nối các cột thép lại với nhau, tạo nên khung kết cấu ngang của ngôi nhà. Chúng thường được làm từ vật liệu thép hình carbon hoặc hợp kim để có thể chịu được tải trọng từ sản và truyền tải trọng xuống cột thép.
- Giằng thép: là bộ phận quan trọng dùng để liên kết giữa các bộ phận tường hoặc cột thép, giúp kết cấu khung nhà trở nên vững chắc. Từ đó, ngăn chặn sự biến dạng và rung lắc, đảm bảo sự ổn định cho khung thép.
- Nền móng: là phần cấu trúc quan trọng nằm dưới mặt đất, chịu trách nhiệm truyền tải toàn bộ trọng lượng của công trình xuống nền đất và đảm bảo sự ổn định của toàn bộ khung nhà. Nhiệm vụ chính của nền móng là phân phối đều tải trọng từ các tầng và dầm thép xuống đất, ngăn ngừa hiện tượng lún hoặc dịch chuyển của công trình. Hiện nay, móng nhà được thiết kế theo 3 loại móng chính phù hợp cho tùy loại đất nền và tải trọng của công trình. Cụ thể, móng cọc thường được sử dụng trong các khu vực có đất yếu, móng bè phù hợp cho các công trình có tải trọng lớn và móng đơn thường được áp dụng cho các công trình nhỏ và nhẹ.
- Hệ thống sàn: là phần cấu trúc nằm giữa các tầng của công trình, đóng vai trò như cầu nối phân phối tải trọng giữa các đối tượng trên sàn xuống dầm và cột thép. Nhờ có hệ thống sàn, người sử dụng có một bề mặt chắc chắn và an toàn cho các hoạt động hàng ngày, cho phép sử dụng không gian hiệu quả cho các mục đích như làm việc, sinh hoạt và lưu trữ. Phần cấu trúc này có thể được làm bằng sàn bê tông hoặc sàn gỗ thép đúc sẵn tùy theo nhu cầu thẩm mĩ của chủ căn nhà.
- Tường và vách ngăn: là bộ phận giúp định hình và phân chia không gian bên trong của căn nhà. Trong đó, tường là hàng rào bảo vệ khỏi các yếu tố thời tiết và tạo không gian riêng biệt, còn vách ngăn chủ yếu phân chia không gian bên trong và tăng tính thẩm mỹ. Bởi vậy, để có thể bảo vệ được bên trong ngôi nhà, thông thường tường sẽ được làm từ tường gạch hoặc bê tông. Điều này vừa tăng sự kiên cố vững chắc cho ngôi nhà, vừa giúp cách âm cách nhiệt tốt. Còn vách ngăn thường được làm từ thạch cao giúp việc sửa chữa thi công thuận tiện.
- Hệ thống mái: là phần cấu trúc được lắp đặt ở vị trí cao nhất của ngôi nhà đảm nhiệm bảo vệ khỏi ngôi nhà từ các yếu tố môi trường. Từ đó, đảm bảo sự ổn định bền vững của ngôi nhà. Mái nhà khung thép có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau từ vật liệu tôn, ngói đến thép tùy thuộc theo thiết kế cấu trúc và yêu cầu sử dụng của gia chủ.
- Hệ thống cửa và cửa sổ: là bộ phận được thiết kế để tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và thông gió cũng như tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay, gia chủ thường chọn lựa cửa nhôm kính để mang lại vẻ đẹp hiện đại, cho phép ánh sáng tự nhiên vào trong nhà và cách âm, cách nhiệt tốt. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể chọn cửa gỗ để tạo cảm giác ấm cúng và sang trọng cho ngôi nhà
Xem thêm: Nhà Tiền Chế Là Gì? Xu Hướng Phát Triển Trong Tương Lai
3. Ưu điểm và nhược điểm của nhà khung thép 2 tầng
Khi nhắc tới nhà khung thép 2 tầng, các nhà thầu xây dựng luôn nhắc tới công trình xây dựng có ưu điểm về thi công nhanh, chi phí thấp mà vẫn đảm bảo về độ bền vững chắc của nhà ở. Dưới đây, Thép An Khánh sẽ phân tích sâu hơn về ưu điểm của nhà khung thép 2 tầng:
3.1. Ưu điểm
- Thi công nhanh chóng: Để thi công nhà khung thép 2 tầng, thông thường nhà thầu sẽ sản xuất sẵn các cấu kiện thép tại nhà máy, sau đó ráp lại trực tiếp tại công trường. Vì vậy, quá trình thi công nhà khung thép 2 tầng được rút ngắn đáng kể so với phương pháp truyền thống. Việc không cần chờ đợi thời gian bê tông khô và cứng cho phép tiến độ dự án diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm chi phí lao động. Thêm vào đó, quy trình lắp ráp đơn giản và hiệu quả giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và sự cố trong quá trình thi công, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của công trình.
- Độ bền và khả năng chịu lực cao: Thép là loại vật liệu có khả năng chịu lực lớn và lực nén tốt, chịu được tải trọng nặng. Vì vậy, ứng dụng của thép trong công trình nhà khung thép 2 tầng cũng có ưu điểm vượt trội về độ bền và khả năng chịu lực cao. Hơn nữa, cấu kiện thép có tính đồng nhất cao, giúp phân phối đều tải trọng và giảm thiểu các điểm yếu trong cấu trúc. Ngoài ra, thép không bị ảnh hưởng bởi mối mọt, côn trùng hay mục nát như gỗ, đồng thời cũng ít bị tác động bởi các yếu tố thời tiết như nhiệt độ và độ ẩm.
- Tính thẩm mỹ: Khi so sánh với nhà truyền thống, nhà khung thép 2 tầng có nổi bật hơn cả về tính thẩm mỹ nhờ vào khả năng tạo ra các không gian mở hiện đại. Cấu kiện thép mảnh mai nhưng chắc chắn kết hợp với các vật liệu kính, gỗ, nhôm,…. tạo ra các mặt tiền đẹp mắt và không gian nội thất sáng sủa, thoáng đãng. Đặc biệt, hiện nay các thiết kế nhà khung thép 2 tầng đều được lắp đặt cửa sổ lớn và tường kính. Từ đó, tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và tầm nhìn, mang lại vẻ đẹp hiện đại và gần gũi với thiên nhiên, đáp ứng mọi nhu cầu của gia chủ về một không gian sống hiện đại và sang trọng.
- Tiết kiệm chi phí: Do nhà khung thép 2 tầng được thi công trong thời gian nên các chi phí về thuê nhân công và quản lý cũng giảm đáng kể so với phương pháp xây dựng truyền thống. Hơn nữa, thép là vật liệu ít bị ảnh hưởng bởi mối mọt, nấm mốc, vì vậy, nhà thầu cũng giảm bớt khoản chi phí vào việc bảo trì trong suốt vòng đời công trình.
3.2. Nhược điểm
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Để lắp đặt được nhà khung thép 2 tầng, nhà thầu cần đầu tư ngân sách ban đầu ở mức khá cao so với vật liệu gạch và bê tông. Những chi phí về về nguyên vật liệu, chi phí gia công, lắp đặt,…khiến tổng chi phí xây dựng ban đầu dội lên so với phương pháp truyền thống.
- Khả năng chịu nhiệt kém: Thép bắt đầu mất đi khả năng chịu lực và bị biến dạng ở nhiệt độ cao (Khoảng trên 300 °C). Vì vậy, trong các trường hợp hỏa hoạn, nhiệt độ trong một tòa nhà có thể nhanh chóng tăng lên mức rất cao, vượt quá khả năng chịu nhiệt của thép. Điều này dẫn đến nguy cơ sụp đổ của cấu trúc nếu không có các biện pháp bảo vệ chống cháy như sơn chống cháy, lớp phủ chịu nhiệt hoặc hệ thống chữa cháy hiệu quả.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Để thi công hiệu quả nhà khung thép 2 tầng đòi hỏi sự tham gia của đội ngũ kiến trúc sư và công nhân có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng bằng thép. Kỹ sư cần phải tính toán chính xác tải trọng, mô men và các yếu tố kỹ thuật khác để đảm bảo cấu trúc khung thép đáp ứng được các yêu cầu về an toàn và độ bền.
Xem thêm: So sánh nhà tiền chế và nhà truyền thống – Thép An Khánh
4. Ứng dụng thực tế của nhà khung thép 2 tầng
Ngoài việc ứng dụng cho nhà ở, nhà khung thép 2 tầng còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác như nhà xưởng, kho bãi, văn phòng,…. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của nhà khung thép 2 tầng như sau:
- Nhà ở gia đình: Giống như cái tên của nó, nhà khung thép 2 tầng ngày càng phổ biến trong các công trình nhà ở gia đình nhờ vào thiết kế đa dạng hiện đại, thời gian thi công nhanh chóng. Cấu trúc thép giúp tối ưu hóa không gian sống, cho phép tạo ra các không gian mở, hiện đại và thoáng đãng. Gia đình có thể tận hưởng một môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững.
- Nhà xưởng và kho bãi: Thông thường các nhà xưởng và kho bãi đòi hỏi các công trình có khả năng chịu được tải trọng lớn, khung thép chắc chắn và không gian rộng rãi. Mà nhà khung thép 2 tầng đáp ứng được những yêu cầu trên, vì vậy, chúng là sự lựa chọn lý tưởng cho nhà xưởng.
- Công trình thương mại: Ngoài ra, ta còn dễ dàng bắt gặp ứng dụng của nhà khung thép 2 tầng trong các kiến trúc showroom, nhà hàng và quán cà phê. Với nhu cầu thiết kế mở hiện đại, dễ dàng thay đổi bố cục, nhà thép 2 tầng dễ dàng đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các quán cà phê hay lựa chọn các thiết kế có không gian ấn tượng và thoải mái cho khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Thép Công Nghiệp Là Gì? Đặc Điểm của Thép Công Nghiệp 2024
5. Xu hướng phát triển của nhà khung thép 2 tầng
Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại nước ta hiện nay, nhu cầu nhà ở tại các thành phố lớn đang trên đà đi lên mạnh mẽ. Nhà khung thép hai tầng nổi lên như một giải pháp lý tưởng nhờ khả năng thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa không gian.
Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đang đẩy mạnh các dự án nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người thu nhập thấp. Đây là cơ hội vàng cho các nhà thầu và các đơn vị xây dựng thúc đẩy đầu tư và triển khai các dự án nhà khung thép 2 tầng.
Thêm vào đó, xu hướng xây dựng nhà ở tiết kiệm năng lượng và sống xanh ngày càng được ưa chuộng. Nhà khung thép hai tầng, với khả năng tích hợp các công nghệ xanh như hệ thống năng lượng mặt trời, cách nhiệt hiệu quả và sử dụng vật liệu tái chế, đáp ứng tốt nhu cầu về các công trình bền vững. Những yếu tố này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại không gian sống tiện nghi, hiện đại cho cư dân đô thị.
Trên đây, Thép An Khánh đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thiết kế nhà khung thép 2 tầng. Mong rằng thông tin này hữu ích với nhà thầy và gia chủ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: Hotline: 033 803 7676 – 0243.885.2184 – 0243.885.0915 để được TƯ VẤN MIẾN PHÍ!